Ông là một nhà lãnh đạo đã đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử Việt Nam những năm đầu tiên của thế kỷ XXI
Từ một chàng sinh viên khoa Văn của Đại học Tổng hợp Hà Nội, cuộc đời ông sau này gắn liền với con đường cách mạng theo lý tưởng của Đảng
Ông là nhà lý luận cuối cùng học ở Liên Xô và sau đó trở thành Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Tổng Bí thư của Đảng, những dấu ấn mà ông để lại có lẽ còn nhiều hơn thế.
Lịch sử bắt đầu nhắc đến tên ông khi trở thành Chủ tịch Quốc hội từ năm 2006 - 2011. Ông là vị Chủ tịch Quốc hội lần đầu tiên điều hành các phiên chất vấn các cán bộ cao cấp của Nhà nước và Chính phủ để thực hiện chức năng giám sát của Quốc hội.
Trở thành Tổng Bí thư của Đảng khi đã 67 tuổi, ông trở thành một hình ảnh đoàn kết trong Đảng và biểu tượng đẹp về người lãnh đạo trong công chúng.
Là Tổng Bí thư đầu tiên giữ cương vị Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, ông mang đến cho người dân niềm tin về con đường phát triển của đất nước và chỗ dựa về tinh thần trước những biến động của thời đại.
Dưới sự lãnh đạo của tập thể Bộ Chính trị, Việt Nam từng bước hội nhập với thế giới với chính sách “ngoại giao cây tre”. Bên cạnh những “đối tác” truyền thống, Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư đầu tiên thăm cấp nhà nước đến Hoa Kỳ, là Tổng Bí thư đầu tiên tới Toà thánh Vatican của Giáo hội Công giáo Roma.
Cuộc sống có lẽ còn nhiều khó khăn, thử thách, nhưng trong 2 thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, Việt Nam đã có những bước phát triển rất tốt và chuyển mình sang một giai đoạn mới.
Ông không chỉ là một Tổng Bí thư mà còn đi vào lịch sử như là người chuyển giao thế hệ.
Ông là người lãnh đạo cuối cùng sinh ra trước ngày đất nước độc lập (năm 1945) và cũng là người lãnh đạo cuối cùng đã trải qua những năm tháng khốc liệt của kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam (bắt đầu từ năm 1967).