Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa X tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025

(Theo Báo sài Gòn Giải Phóng Online): Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa X tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã được hoàn chỉnh sau khi Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM tổ chức nhiều hội nghị để xem xét, cho ý kiến; đặc biệt, khi Dự thảo (lần 1) Báo cáo chính trị hoàn chỉnh, Thành ủy đã sớm công bố để lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, các ngành, các cấp. Báo SGGP trân trọng kính mời bạn đọc xem toàn văn Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa X tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Nâng cao trách nhiệm nêu gương và năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân; phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, nghĩa tình; huy động hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, tận dụng thời cơ cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tăng cường hội nhập quốc tế; đảm bảo quốc phòng - an ninh; phát triển nhanh, bền vững, vì cả nước, cùng cả nước, vì hạnh phúc của Nhân dân 

(Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa X tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025)

 

PHẦN THỨ NHẤT

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ X
A. PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG - AN NINH 
I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ 
1. Kết quả 
1.1. Tăng trưởng kinh tế 
Kinh tế thành phố tăng trưởng khá, tiếp tục giữ vững vị trí là đầu tàu kinh tế của cả nước, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2016 - 2019 tăng bình quân 7,72%, ước giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 6,41%1, tỷ trọng kinh tế thành phố đóng góp trên 22,2% kinh tế cả nước.
Chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện, cơ bản dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, khoa học - công nghệ, thể hiện qua cả 3 chỉ số: (1) đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào GRDP tăng liên tục qua các năm; (2) năng suất lao động bình quân của thành phố cao hơn 2,6 lần so với bình quân cả nước; (3) hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được nâng lên2. GRDP đầu người tăng liên tục qua các năm, bình quân gấp 2,4 lần so với cả nước3. 
1.2. Phát triển dịch vụ
Các ngành dịch vụ phát huy hiệu quả vai trò là ngành mũi nhọn, phát triển đúng định hướng, đạt kết quả cao cả về quy mô4 và năng suất5, tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2016 - 2019 đạt 7,84%, ước giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6,59%/năm; giá trị gia tăng dịch vụ chiếm tỷ trọng bình quân 33% toàn ngành, đứng đầu cả nước. Ngành thương mại phát triển theo hướng hiện đại, nhất là thương mại điện tử. Hệ thống phân phối hiện đại đã phát triển về số lượng và chất lượng6, gia tăng lưu thông hàng hóa và thúc đẩy sản xuất7.
Chỉ số thương mại điện tử dẫn đầu cả nước qua các năm8. Tỷ trọng doanh số mua bán trực tuyến trên tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 8,14%. Kinh tế thành phố có độ mở thương mại lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm 145% GRDP thành phố. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2016 - 2019 tăng bình quân 10%, giai đoạn 2016 - 2020 ước 8,94%/năm9. Quy mô xuất khẩu chiếm 15% cả nước. Thị trường xuất khẩu đa dạng, không lệ thuộc một thị trường, một đối tác. 
Ngành vận tải, kho bãi giai đoạn 2016 - 2019 tăng bình quân 9%/năm, chiếm khoảng 9,8% GRDP. Ngành du lịch thành phố tiếp tục dẫn đầu cả nước, được đánh giá, xếp hạng cao trên bản đồ du lịch của khu vực và trên thế giới10. Các ngành giáo dục, y tế, tài chính - ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh, giữ vững vị trí là một trung tâm lớn của cả nước5. 
1.3. Phát triển công nghiệp - xây dựng
Ngành công nghiệp tăng trưởng khá: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt 7,70%/năm, ước giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,51%/năm11, giá trị tăng thêm công nghiệp chiếm 17,93% GRDP, đứng đầu cả nước. 04 ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 9%/năm12, cao hơn mức tăng chung của toàn ngành công nghiệp, chiếm tỷ trọng 10,2% GRDP, là động lực cho tăng trưởng công nghiệp của thành phố trong thời gian qua. Tỷ lệ nội địa hóa của 4 ngành công nghiệp trọng yếu và 2 ngành công nghiệp truyền thống tăng qua các năm, đạt chỉ tiêu 66% vào năm 2020. Thành phố đã ban hành danh mục, xây dựng chính sách phát triển nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực, bước đầu đã hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, tham gia ngày càng nhiều vào chuỗi cung ứng toàn cầu13.
Khu Công nghệ cao thành phố đã phát triển mạnh mẽ, tổng giá trị xuất khẩu 4 năm đạt 46,36 tỷ USD, ước năm 2020 là 17,24 tỷ USD, là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của Khu Đô thị Sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố, là nơi cung cấp và nuôi dưỡng những ý tưởng khoa học và công nghệ, thu hút vốn, công nghệ, nhân lực công nghệ cao trong và ngoài nước, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư14.
Việc ứng dụng công nghệ xây dựng mới, áp dụng tiêu chuẩn công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển công trình xanh từng bước được triển khai15.
 1.4. Phát triển nông nghiệp
Ngành nông nghiệp phát triển đúng định hướng nông nghiệp đô thị16 hiện đại, năng suất lao động gấp hơn 3 lần cả nước, tập trung vào các ngành nông nghiệp công nghệ cao17, công nghệ sinh học. Năng suất lao động tăng bình quân giai đoạn 2016 -2019 đạt 21,1%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 23%/năm18. Các sản phẩm chủ lực được xác định và đầu tư phát triển mạnh mẽ. Giá trị sản xuất bình quân trên 01 ha đất sản xuất nông nghiệp năm 2019 đạt 550 triệu đồng/ha/năm, gấp 1,5 lần năm 2015 (367 triệu đồng/ha/năm). Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2019 đạt 5,23%, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4,72%/năm19 (cao hơn bình quân cả nước 2,5%/năm).
Đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 56 xã giai đoạn 2016 - 2020 và đề án xây dựng huyện nông thôn mới của 5 huyện ngoại thành tiếp tục được triển khai thực hiện và đạt được những kết quả quan trọng, đến cuối năm 2020 có 56/56 (100%) xã được công nhận cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn nâng chất, đời sống Nhân dân tại các xã được nâng cao20.
1.5. Phát triển các thị trường
Các thị trường được mở rộng quy mô, đổi mới phương thức giao dịch, hoạt động ngày càng hiệu quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế thành phố. 
Thị trường hàng hóa: Thương mại, dịch vụ đạt quy mô lớn, duy trì mức tăng trưởng khá; từng bước hình thành các cơ chế, chính sách để hỗ trợ thị trường bán lẻ trong nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển của thương mại điện tử đang là xu thế quan trọng trong các năm gần đây. 
Thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường vốn giữ vững vai trò là trung tâm tài chính, tiền tệ của cả nước21. Huy động vốn của các tổ chức tín dụng liên tục tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2019 gấp hơn 1,4 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, tiếp tục đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân22,... Tiến hành xây dựng Đề án phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. 
Thị trường bất động sản: Phát triển mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhà ở của người dân; trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, diện tích bình quân nhà ở toàn thành phố đã tăng lên đáng kể (từ mức 17,32 m2/người năm 2015 lên 20,4 m2/người vào năm 2020). Các chủ thể tham gia thị trường bất động sản từng bước được hoàn thiện, góp phần cho thị trường phát triển23. 
Thị trường khoa học và công nghệ thành phố tăng trưởng về quy mô, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh24. 
Thị trường lao động tiếp tục phát triển; xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề được đẩy mạnh gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, chú trọng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo25. 
1.6. Huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế thành phố
Công tác quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế đã có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, phát triển và hội nhập của thành phố.
Nguồn nhân lực: Lao động thành phố là 4,7 triệu người vào năm 2019, chiếm  8,62% lao động cả nước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 85,2%, tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên là 18,8%, cao hơn cả nước (cả nước là 10,6%), đây là cơ sở quan trọng góp phần đưa năng suất lao động của thành phố cao gấp 2,6 lần của cả nước.
Nguồn lực đất đai: Thành phố có nguồn lực đất đai rất hạn chế, chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước26. Trong nhiệm kỳ, cơ cấu sử dụng đất đã chuyển dịch theo hướng mở rộng quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng đô thị, đất có rừng, gắn với việc khoanh định hợp lý hơn diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch27; từng bước đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội thành phố28. 
Nguồn lực vốn đầu tư toàn xã hội: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân giai đoạn 2016 - 2019 chiếm 33,0%, ước giai đoạn 2016 - 2020 chiếm 33,5% tổng GRDP của thành phố29, vượt kế hoạch đề ra là 30% GRDP. Cơ cấu đầu tư chuyển dịch theo hướng tỷ trọng khu vực Nhà nước giảm (chỉ còn 16,7%), tăng tỷ trọng đầu tư khu vực ngoài Nhà nước là 69,1%30; tỷ trọng khu vực FDI giữ ổn định, khoảng 14,2%. Nguồn kiều hối giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt khoảng 25,7 tỷ USD, tăng 7,14% so với giai đoạn 2011 - 2015, đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố31.
Nguồn lực ngân sách: Thành phố luôn nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước được giao dù năm sau cao hơn năm trước32, giai đoạn 2016 - 2019 đạt 101,96%, ước giai đoạn 2016 - 2020 đạt 99,4% so với dự toán. Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước từ khu vực kinh tế giai đoạn 2016 - 2019 đạt 11,39%, cao hơn so với tốc độ tăng của cả nước (9,29%) và tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố33. Thu ngân sách thành phố luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước (năm 2019 khoảng 27%)34. 
Chi ngân sách địa phương: Giai đoạn 2016 - 2019, trong điều kiện nguồn thu được hưởng theo phân cấp hạn hẹp (tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia cho ngân sách thành phố giảm từ 23% xuống còn 18%, đây là giai đoạn có tỷ lệ điều tiết giảm mạnh so với các giai đoạn trước) 35, thành phố phải cân đối ngân sách để phân bổ hợp lý, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chi ngân sách hàng năm36. 
1.7. Phát triển các thành phần kinh tế và mô hình kinh doanh
Doanh nghiệp nhà nước đang triển khai kế hoạch37 cổ phần hóa. Tỷ trọng đóng góp trong kinh tế thành phố có xu hướng giảm, chiếm khoảng 14,2% GRDP năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt 6,44%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 6,61%/năm. 
Doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài nhà nước38 phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng bình quân 7,9%/năm giai đoạn 2016 - 2019, đóng góp bình quân 55% GRDP, tăng 55% về số lượng so với giai đoạn trước, tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo đúng định hướng, tạo việc làm cho người dân thành phố và người dân các tỉnh khác đến thành phố làm việc39.
Doanh nghiệp nước ngoài40 có tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh đầu tư, góp vốn mua cổ phần giai đoạn 2016 - 2019 là 25,2 tỷ USD, giai đoạn 2016 - 2020 là 29,2 tỷ USD41, tăng trưởng bình quân 8,59%/năm giai đoạn 2016 - 2019, đóng góp bình quân 18% GRDP. 
Số lượng hợp tác xã được tăng lên, chất lượng được cải thiện. Khu vực kinh tế hợp tác tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,58%/năm, đóng góp khoảng 0,5% GRDP. Các hợp tác xã bước đầu đổi mới về phương thức hoạt động42, phù hợp hơn với cơ chế thị trường hiện nay. 
Mô hình kinh doanh kinh tế chia sẻ đã phát triển bước đầu qua mô hình vận tải ứng dụng công nghệ với tổng số người lao động tham gia khoảng 315.000 người.
1.8. Hợp tác, liên kết phát triển với các tỉnh miền Đông, Tây Nam bộ và các tỉnh, thành phố khác
Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò rất quan trọng43 của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Giai đoạn 2016 - 2020, thành phố và các tỉnh trong Vùng đã triển khai liên kết về cung cầu hàng hóa, phát triển giao thông, du lịch, bảo vệ môi trường, kiểm soát dịch bệnh, đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Vùng44. Các doanh nghiệp thành phố đã đầu tư và góp phần hình thành nhiều khu công nghiệp ở các tỉnh, giải quyết việc làm cho người dân ở các địa phương và giảm áp lực di dân trong độ tuổi lao động đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, trong 2 năm 2019 - 2020, thành phố đã đẩy mạnh hoạt động hợp tác liên kết phát triển, tăng cường hoạt động kết nối giao thông với tỉnh Tây Ninh, ký kết hoạt động hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Đông Nam bộ giai đoạn 2020 - 202545, đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức diễn đàn phát triển du lịch với các tỉnh vùng Trung bộ, vùng Tây Bắc và Đông Bắc. Chuỗi công viên phần mềm Quang Trung phát triển mạnh đến các tỉnh, tạo thương hiệu đặc trưng của thành phố với vai trò đi đầu về công nghệ thông tin.
2. Hạn chế, yếu kém 
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 chưa đạt kế hoạch đề ra, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức tăng trưởng kinh tế cả nhiệm kỳ chưa đạt chỉ tiêu đề ra (8,0 - 8,5%/năm); thành phố chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh. Mục tiêu nâng cao tính hấp dẫn, tính cạnh tranh của môi trường kinh doanh của thành phố, chỉ số cạnh tranh địa phương thuộc nhóm 5 tỉnh, thành phố tốt nhất cả nước chưa đạt. Chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài và dự án đầu tư trong nước có quy mô lớn, nhất là ở lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghệ cao. Việc liên kết doanh nghiệp, khoa học, đào tạo và Nhà nước hiệu quả chưa cao, nên đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao còn chậm. Cơ cấu sử dụng đất đai thành phố chưa hợp lý, tỷ lệ đất dành cho công nghiệp, dịch vụ và giao thông quá thấp. Chưa chú trọng đúng mức việc phát triển hạ tầng công nghiệp, hạ tầng dịch vụ và hạ tầng giao thông nên chưa tạo được sự dẫn dắt phát triển các ngành kinh tế và tạo đột phá về thu hút đầu tư. Sự tụt hậu về hạ tầng là điểm nghẽn lớn nhất đối với phát triển kinh tế. 
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm, không đạt yêu cầu46. Cơ chế liên kết, hợp tác với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa đạt hiệu quả cao. GRDP/người của thành phố năm 2020 ước đạt 6.328 USD, không đạt kế hoạch đề ra47.
II. PHÁT TRIỂN VĂN HÓA - XÃ HỘI 
1. Kết quả 
1.1. Giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và giải quyết việc làm
Ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển về quy mô, nâng cao về chất lượng, thực hiện các giải pháp đột phá để có bước tiến rõ nét trên con đường hội nhập quốc tế.
Chất lượng giáo dục và đào tạo cùng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không ngừng được nâng cao. Tiên phong thực hiện một số chế độ, chính sách đặc thù hỗ trợ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên bậc mầm non. 
Tăng cường trang thiết bị dạy - học hiện đại, mạnh mẽ đổi mới hình thức tổ chức, nội dung, phương pháp dạy - học, triển khai tốt các chương trình đánh giá học sinh quốc tế; chú trọng cập nhật các phương pháp giảng dạy hiện đại của thế giới. Thực hiện hiệu quả các đề án48 thuộc lĩnh vực giáo dục. Tiếp tục phân cấp mạnh mẽ cho các nhà trường trên nguyên tắc tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông49. Giáo dục đại học phát triển mạnh mẽ50 theo hướng đẩy mạnh hợp tác, liên kết quốc tế51.
Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề năm 2019 đạt 84,79%, ước năm 2020 đạt 85,2% trong tổng số lao động đang làm việc. Tỷ lệ lao động qua đào tạo làm việc trong công nghệ, dịch vụ trình độ cao và các ngành công nghiệp, dịch vụ trọng điểm ước đạt 87%. Chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp được chuẩn hóa theo hướng hiện đại, từng bước thực hiện thí điểm mô hình “đào tạo kép”; học viên tốt nghiệp có chất lượng và tỷ lệ có việc làm trên 85%. 
Đa dạng hóa các giải pháp, hỗ trợ giải quyết việc làm hiệu quả cho người lao động52, hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra việc làm, hoàn thiện công tác hướng nghiệp, dự báo thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp đô thị giảm qua các năm53, năm 2019 là 3,7%, năm 2020 ước dưới 3,7%.
Chương trình đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật trong các đơn vị sự nghiệp công lập; đưa nội dung đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp vào nội dung hoạt động giáo dục và đào tạo. Các trường đại học, cao đẳng đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm định chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo theo định hướng chuẩn khu vực và quốc tế54. 
1.2. Chăm sóc sức khỏe Nhân dân
Lĩnh vực y tế có sự tiến bộ vượt bậc, đảm bảo những điều kiện tốt để chăm lo cho sức khỏe Nhân dân; tập trung đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển đồng bộ hệ thống các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo định hướng phát triển chuyên sâu; hoàn thành các chỉ tiêu đề ra55. Công tác xã hội hóa thu được những kết quả tích cực, hệ thống y tế tư nhân phát triển mạnh, đa dạng nhiều loại hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhân dân. 
Bệnh viện chuyên khoa, đa khoa của thành phố triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu hiện đại. Hình thành mạng lưới các trạm cấp cứu vệ tinh bao phủ địa bàn thành phố56. Năng lực khám, chữa bệnh của bệnh viện quận, huyện được nâng cao, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và phát triển, nhiều mô hình hiệu quả được triển khai57, góp phần giảm tải cho các bệnh viện thành phố.
Công tác phòng, chống dịch bệnh được chú trọng, kịp thời ngăn chặn không để lan rộng trên địa bàn, thành phố cùng với cả nước đã chủ động và quyết liệt triển khai các biện pháp chống dịch, toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc một cách tích cực, ngăn chặn, kiểm soát và khống chế dịch lây lan trong cộng đồng58. Hoàn thiện và phát triển mạng lưới phòng chống bệnh tật, các chương trình mục tiêu y tế - dân số được triển khai đầy đủ và đạt chỉ tiêu tại tất cả các quận, huyện. Thành lập trung tâm kiểm soát bệnh tật theo xu hướng hội nhập quốc tế. Tỷ số giới tính khi sinh hàng năm giữ ở mức hợp lý (106 bé trai/100 bé gái).
Là địa phương đầu tiên triển khai thực hiện thí điểm mô hình Ban quản lý An toàn thực phẩm59, bước đầu đã phát huy hiệu quả khi công tác bảo đảm an toàn thực phẩm60 được thống nhất một đầu mối, thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động, xây dựng hệ thống thực phẩm sạch thông qua phát triển chuỗi thực phẩm an toàn, nông sản sạch, kiểm tra truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng và xây dựng mô hình chợ thực phẩm an toàn.
1.3. Khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo
Hoạt động khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo giữ vững vai trò trung tâm khoa học - công nghệ của cả nước, từng bước trở thành động lực chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển kinh tế tri thức61; tập trung nghiên cứu gắn kết với thực tiễn phục vụ phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
Quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu cải tiến công nghệ, hiện đại hóa thiết bị sản xuất, hỗ trợ đào tạo, tư vấn nâng cao năng suất, chất lượng và quản trị tài sản trí tuệ, tiếp cận nguồn vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khẳng định giá trị thương hiệu và phát triển bền vững62. 
Ban hành nhiều chính sách, từng bước hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và Thành phố Hồ Chí Minh đang trở thành cái nôi của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp trên cả nước63. Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo được thành phố quan tâm thúc đẩy.
Từ năm 2018, thành phố đã triển khai đề án xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông Thành phố Hồ Chí Minh (gồm Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức)64 dựa trên các trụ cột chính là Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Khu Công nghệ cao, Khu đô thị mới Thủ Thiêm,... để hình thành trung tâm động lực tăng trưởng mới trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
1.4. Thông tin - Truyền thông
a) Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin
Thành phố đã có bước phát triển về chất lượng trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến và triển khai hệ thống một cửa điện tử. Cổng thông tin tiếp nhận và giải đáp thông tin cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp (1022)65; đã ban hành Kiến trúc chính quyền điện tử đóng vai trò là kế hoạch tổng thể giúp định hướng triển khai một cách thống nhất và đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của thành phố, hỗ trợ hiệu quả công tác cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp. Quan tâm phát triển hạ tầng số, là địa phương đầu tiên triển khai mạng 5G trên cả nước.
b) Quản lý báo chí và trang thông tin điện tử tổng hợp
Hoạt động báo chí tại thành phố có tiến bộ, thực hiện tốt vai trò là cơ quan ngôn luận chính thống, cơ bản bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ thành phố, kịp thời thông tin các đợt sinh hoạt chính trị lớn của đất nước và thành phố; nêu gương người tốt, việc tốt, gương điển hình tiên tiến, góp phần định hình nhân cách con người mới; phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các phần tử cơ hội, các thế lực thù địch; đã phát hiện, đóng góp tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm công chức phục vụ Nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Trung tâm báo chí Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, phát huy tác dụng tốt. Triển khai có hiệu quả Đề án quản lý nội dung thông tin trên Internet tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020. 
c) Hoạt động xuất bản
Hoạt động xuất bản đã đáp ứng nhu cầu của Nhân dân và theo đúng định hướng, nội dung xuất bản phẩm đa dạng và phong phú hơn, thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả, người yêu sách. Triển khai nhiều hoạt động66 và nhân rộng các mô hình đưa văn hóa đọc đến đông đảo Nhân dân, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc, từng bước thích ứng tốt hơn với cơ chế thị trường. Hoạt động 
xuất bản trên địa bàn thành phố các năm qua đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
1.5. Văn hóa, văn học nghệ thuật, thể dục, thể thao
a) Văn hóa
Thành phố chú trọng xây dựng văn hóa, con người Thành phố Hồ Chí Minh phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bám sát định hướng mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa; từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa nội thành và ngoại thành, giữa các khu vực dân cư và các giai tầng xã hội; phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa.
Các hoạt động kỷ niệm, tuyên truyền, cổ động chính trị được tổ chức hiệu quả, đa dạng, phong phú; công tác duy tu, bảo dưỡng các bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa được đẩy mạnh, đảm bảo phục vụ tốt cho du lịch và yêu cầu nhiệm vụ chính trị, luôn gắn với giáo dục lòng yêu nước, truyền thống lịch sử cách mạng của dân tộc, đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng của Nhân dân. 
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng được nâng chất, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, tạo sự lan tỏa và phát huy tích cực trong đời sống xã hội67. Hệ thống thiết chế văn hóa ngày càng hoàn thiện đã phát huy hiệu quả, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; phục vụ đa dạng nhu cầu học tập, sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí cho Nhân dân, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội và củng cố tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Triển khai thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình và Kế hoạch chiến lược phát triển gia đình Việt Nam. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được quan tâm. Bảo tồn và phát huy hiệu quả các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc, đặc biệt các loại hình nghệ thuật đặc trưng Nam Bộ. Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã có những chuyển biến tích cực, không phát sinh trường hợp xâm hại khu vực bảo vệ các di tích đã được xếp hạng.
b) Văn học nghệ thuật
Văn học nghệ thuật tiếp tục có bước phát triển. Hoạt động sáng tạo, sáng tác, quảng bá, biểu diễn các tác phẩm văn học nghệ thuật được quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và đạt được nhiều kết quả; nhiều khuynh hướng sáng tác, biểu diễn nghệ thuật lành mạnh, tích cực được phát huy. Sản phẩm văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ về số lượng, đa dạng, phong phú về loại hình và đề tài, góp phần tích cực xây dựng nhân cách, bồi đắp tâm hồn con người, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa của Nhân dân.
c) Thể dục, thể thao
Phong trào thể dục, thể thao quần chúng ngày càng phát triển sâu rộng trong cộng đồng. Tỷ lệ người tập luyện thường xuyên tăng dần qua các năm68. Hệ thống giải thể thao thành phố đa dạng và phong phú, được tổ chức thường xuyên. Lực lượng huấn luyện viên, vận động viên các môn thể thao trong những năm qua đã đạt được nhiều huy chương tại các giải vô địch thể thao cấp quốc gia, Đông Nam Á, Châu Á, thế giới. Trình độ thi đấu quốc tế của vận động viên thuộc các môn thể thao trọng điểm ngày càng được nâng cao, số huy chương giành được tại các giải quốc tế chính thức tăng về số lượng.
1.6. Chăm lo người có công, hỗ trợ người nghèo, bảo vệ người lao động
Thực hiện tốt công tác chăm lo chính sách đối với người có công, đảm bảo thực hiện các chế độ trợ cấp và các chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo, nhà ở, bảo hiểm y tế; các nghĩa trang liệt sĩ thường xuyên được tu bổ và nâng cấp; tiếp tục tổ chức tốt việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ.
Đến cuối năm 2018, đã hoàn thành mục tiêu cơ bản không còn hộ nghèo theo chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X về “Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn chương trình “Giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2016 - 2020 bình quân 1%/năm” và tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững 02 năm cuối (2019 - 2020) của giai đoạn 2016 - 2020. Đến cuối năm 2020, hoàn thành mục tiêu “cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố” 69.
Thực hiện tốt chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng; hoạt động của hệ thống an sinh xã hội được bảo đảm, góp phần chăm lo cho những người yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn. Triển khai có hiệu quả Đề án “Phát triển quan hệ lao động giai đoạn 2014 - 2020”, tình hình đình công giảm rõ rệt. Vận động toàn dân tham gia bảo hiểm xã hội đạt kết quả tốt70.
2. Hạn chế, yếu kém 
Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của thành phố. Áp lực gia tăng dân số cơ học ở một số quận - huyện cao, dẫn đến sĩ số bình quân trên lớp cao, gây ảnh hưởng nhiều đến việc nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác phối hợp quản lý các cơ sở giáo dục - đào tạo, nhất là với khối ngoài công lập còn hạn chế. Quy hoạch mạng lưới giáo dục nghề nghiệp chưa hiệu quả, cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu.
Tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến thành phố vẫn còn do đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, nhân lực y tế chưa được đáp ứng đầy đủ. Tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế ở một số cơ sở y tế vẫn còn hạn chế. Tỷ suất sinh liên tục giảm trong các năm, hiện ở mức rất thấp (1,35 con/phụ nữ).
Chế độ chính sách để thúc đẩy khoa học - công nghệ phát triển còn hạn chế, chưa phát huy hết nguồn lực khoa học - công nghệ của thành phố. Mối liên kết trong hoạt động khoa học và công nghệ giữa trường - viện và doanh nghiệp chưa thực sự chặt chẽ và bền vững. Doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư nhiều vào hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ mới và sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Còn thiếu nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao, những chuyên gia đầu ngành, nhất là trong các lĩnh vực trọng điểm như công nghệ sinh học, công nghệ vi mạch, công nghệ nano, trí tuệ nhân tạo,... Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư còn thấp so với nhu cầu. Việc trùng tu, tôn tạo, bảo quản các di tích chưa được quan tâm kịp thời. Việc lập hồ sơ xếp hạng di tích còn chậm. Chưa có giải pháp hiệu quả để quản lý chặt chẽ việc du nhập văn hóa phẩm không lành mạnh, làm ảnh hưởng tiêu cực đến lối sống và văn hóa dân tộc. Tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng tư tưởng và nghệ thuật cao chưa nhiều. 
Hoạt động lý luận phê bình văn học nghệ thuật còn yếu; đội ngũ lý luận phê bình vừa thiếu, vừa bị hụt hẫng thế hệ kế thừa. Tình hình vi phạm bản quyền tác giả, tác phẩm, in lậu, bán sách giả vẫn còn diễn ra phức tạp.
Công tác quản lý nhà nước về báo chí vẫn còn xảy ra tình trạng tin, bài chưa chính xác, chưa phù hợp, có tác động, ảnh hưởng đến nhận thức của người dân. 
Việc đảm bảo thực thi các quyền của trẻ em, bảo vệ và tránh các nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, lao động sớm, vi phạm quyền trẻ em đối với một bộ phận trẻ em trong quá trình nhập cư ở thành phố còn nhiều khó khăn, hạn chế. Kết quả phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. 
III. QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
1. Kết quả 
Công tác quy hoạch hạ tầng đô thị có tiến bộ, chỉnh trang và phát triển đô thị có bước chuyển biến tích cực, thực hiện bước đầu có hiệu quả công tác giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi trường, đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân, không ngừng phát triển giao thông, giảm ùn tắc và giảm tai nạn giao thông và tiên phong triển khai xây dựng thành phố thông minh.
1.1. Công tác quy hoạch
Hoàn tất rà soát quy hoạch, hoàn thành việc phủ kín quy hoạch phân khu trên địa bàn thành phố, góp phần tích cực trong phục vụ công tác quản lý phát triển quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tạo điều kiện cho sự phát triển quy hoạch ngành, lĩnh vực và khai thác, sử dụng đất đai hiệu quả cho yêu cầu phát triển bền vững. Tổ chức phối hợp các nguồn lực trong và ngoài nước nghiên cứu đề xuất ý tưởng quy hoạch phát triển một số khu vực có động lực phát triển mới. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, chính quyền số trong công khai thông tin quy hoạch, góp phần cải cách hành chính và tăng cường sự giám sát và tăng sự hài lòng của người dân trong điều chỉnh các chính sách và trong công tác quản lý đô thị.
1.2. Chỉnh trang và phát triển đô thị
Công tác chỉnh trang và phát triển đô thị có nhiều chuyển biến, vừa giải quyết cải tạo, chỉnh trang khu vực nội thành, vừa giải quyết về đầu tư và nâng cao chất lượng theo hướng văn minh, hiện đại. Việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị được quan tâm đẩy mạnh. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, cung cấp nước sạch, giảm thất thoát nước, đảm bảo việc cung cấp nước sạch liên tục cho người dân; tăng mảng xanh công viên cho khu vực nội thành,... đã được nâng cấp và cải thiện đáng kể. Các hạng mục hạ tầng xã hội đô thị đã được quan tâm đầu tư, gồm trường học, bệnh viện, các thiết chế văn hóa. Các dịch vụ hạ tầng đô thị cũng phát triển mạnh mẽ, các khu dân cư, khu đô thị mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và xã hội được tiếp tục đầu tư và hoàn thành theo 04 hướng phát triển của thành phố, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại71.
Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị đã quan tâm di dời và tổ chức lại cuộc sống cho người dân đang sống trên và ven kênh, rạch với 2.487 căn, đạt 12,4% kế hoạch; cải tạo, sửa chữa và xây dựng mới 222 chung cư, đạt 93,67% kế hoạch; nâng cấp, chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu; phát triển các đô thị mới. Công tác quản lý trật tự xây dựng được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, kéo giảm mạnh mẽ tình trạng xây dựng không phép, sai phép72.
1.3. Giảm ngập nước 
Công tác xóa, giảm ngập nước đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp công trình và phi công trình, đạt được những kết quả nhất định, góp phần phát triển sản xuất, phòng chống ngập úng khu dân cư, cải thiện môi trường sinh thái và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành phố. Việc hợp tác ứng dụng khoa học - công nghệ, nghiên cứu xây dựng kịch bản, chiến lược tổng thể chống ngập và xử lý nước thải cho thành phố đã đạt được những kết quả tích cực.
Cơ bản giải quyết tình trạng ngập do triều cường; tình hình ngập do mưa được cải thiện, số điểm ngập đã giảm trên cả 03 tiêu chí (giảm số điểm ngập, số lần ngập và thời gian ngập)73. Công tác phòng, chống biến đổi khí hậu được quan tâm; chủ động và tích cực trong việc hợp tác với các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế để xây dựng các phương án ứng phó với sự tác động của biến đổi khí hậu.
1.4. Giảm ô nhiễm môi trường và công tác quản lý tài nguyên 
Công tác quản lý đô thị gắn với quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đạt nhiều kết quả tích cực. Quản lý tài nguyên đất đai ngày càng tiến bộ, phần lớn đất đai đã được đưa vào sử dụng hiệu quả. Cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được rút gọn, giải quyết kịp thời giúp các dự án đẩy nhanh tiến độ, người sử dụng bị thu hồi đất sớm nhận được tiền bồi thường, tái định cư để ổn định đời sống. Cơ sở dữ liệu đất đai được tập trung thực hiện, thống nhất tại 24 quận, huyện. Xử lý dứt điểm các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm triển khai thực hiện. 
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các khu xử lý chất thải rắn của thành phố; tích cực triển khai xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ mới (đốt rác phát điện); các công trình cấp, thoát nước; các công trình xử lý nước thải sinh hoạt74, nước thải công nghiệp, nước thải y tế đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam về môi trường.
Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước” đạt được kết quả rất tích cực, trên 98% phường, xã, thị trấn được công nhận đạt tiêu chí “sạch, không xả rác ra đường và kênh rạch”, đã góp phần nâng cao ý thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường75; tình hình ô nhiễm môi trường đã từng bước được kiểm soát, chương trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố đang được tiếp tục triển khai76. Chương trình giảm ô nhiễm môi trường đã đạt được nhiều kết quả quan trọng77. Công tác quản lý tài nguyên nước, khóang sản ngày càng chặt chẽ.
1.5. Cấp nước sạch
Đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dân thành phố, hoàn thành chỉ tiêu 100% hộ dân được cung cấp nước sạch; tiếp tục triển khai phát triển mạng lưới cấp nước thay thế cho các giải pháp tạm thời tại những khu vực có đủ điều kiện về hạ tầng; triển khai có hiệu quả công tác kéo giảm tỷ lệ nước thất thoát, giảm khai thác nước ngầm. Công tác đảm bảo an ninh nguồn nước được tăng cường, cung cấp nước đảm bảo chất lượng đến với người dân.
1.6. Phát triển giao thông, giảm ùn tắc và giảm tai nạn giao thông 
Đã tập trung huy động các nguồn lực để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình giao thông trọng điểm, góp phần cải thiện giao thông các cửa ngõ ra vào thành phố và các khu vực Cảng Cát Lái78, sân bay Tân Sơn Nhất.
Công tác tổ chức phân luồng giao thông được thực hiện thường xuyên, liên tục; công tác bảo trì và xử lý các bất cập về hạ tầng giao thông được thực hiện kịp thời; vận tải hành khách công cộng nỗ lực cải thiện điều kiện cơ sở vật chất; tai nạn gi
UBND PHƯỜNG 6, QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 364 Lê Đức Thọ, Phường 6, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Tel: 028 38940345 - 0888914243 | TRẠM Y TẾ:  0921159115 | Email:phuong6govap@gmail.com | Website:www.phuong6govap.gov.vn

return to top